Thủ tục Công chứng chuyển nhượng nhà đất có giấy chủ quyền sở hữu, chúng ta nhất thiết phải biết để tập hợp đầy đủ các loại giấy tờ trước khi nộp hồ sơ công chứng, để không mất thời gian mua bán.
Thủ tục mua bán nhà đất cần có:
1/- Bước 1: Đặt cọc tài sản mua bán
– Quá trình đặt cọc mua bán nhà đất có thể thực hiện:
+ Tại phòng công chứng.
+ Hoặc tại nhà của bên chuyển nhượng (bên bán).
+ Hoặc tại 1 địa điểm khác do 2 bên thống nhất (bên mua và bên bán).
- Thường trường hợp 2 và 3 thì sẽ có 1 người hay nhiều người (bên thứ 3 đứng ra làm chứng, bên thứ 3 này không có quan hệ với cả hai bên mua và bán (thường là bên Môi giới)).
Bên bán chuẩn bị:
– Thông tin người bán:
+ Chuẩn bị chứng minh nhân dân gốc và 1 photo.
+ Giấy chứng nhận độc thân hoặc kết hôn có giấy đăng ký kết hôn (giấy chứng nhận ly hôn nếu đã ly hôn) bản gốc và 1 photo.
+ Nếu tài sản bán có người đồng sở hữu thì cung cấp thông tin người đồng sở hữu đó.
- Có mặt của người đồng sở hửu.
- Các loại giấy tờ gốc của người đồng sở hữu và 1 photo.
+ Nếu tài sản có thừa kế thì bổ sung đầy đủ thông tin của người thừa kế và các loại giấy tờ liên quan (bản chính và photo).
+ Giấy chủ quyền sở hữu, bản chính và photo.
+ Lệ phí trước bạ.
+ Thuế phi nông nghiệp.
Bên mua chuẩn bị:
+ Tiền đặc cọc
+ Thông tin người mua:
- Chứng minh thư nhân dân.
- Sổ hộ khẩu.
* Chuẩn bị hợp đồng đặt cọc và ghi nêu rõ
+ Thông tin nhà đất.
+ Giá trị thỏa thuận mua bán.
+ Số tiền đặt cọc.
+ Thời gian ký hợp đồng mua bán.
+ Hình thức thanh toán.
+ Thỏa thuận các bên chịu thuế.
+ Nói rỏ các loại thuế phí cho các bên biết.
– Bên mua đóng 0,5% lệ phí trước bạ.
– Bên mua đóng lệ phí địa chính.
– Bên mua đóng lệ phí thẩm định hồ sơ.
– Bên bán đóng 2% thuế thu nhập cá nhân.
– Bên bán đóng phí Công chứng.
* Lưu ý:
+ Chúng ta nên tập hợp tấc cả các loại giấy tờ pháp lý trước khi đặc cọc để tránh rủi ro về sau.
+ Số tiền đặt cọc không vượt quá 10% giá trị thỏa thuận mua bán thực tế.
Bước 2: Công chứng hợp đồng mua bán nhà đất
Sau thủ tục đặt cọc, việc tiếp theo cần thực hiện là ký hợp đồng mua bán nhà đất tại văn phòng công chứng/quận/ huyện hoặc UBND Quận/Huyện theo thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng cọc.
Cơ quan có thẩm quyền công chứng mua bán nhà đất.
+ Văn phòng công chứng, UBND cấp Huyện/quận.
+ Nếu đất ở tại nông thôn, UBND cấp xã cũng có quyền công chứng.
* Nên chuẩn bị sẵn những thủ tục, giấy tờ cần thiết sau:
Bên bán chuẩn bị:
– Thông tin người bán:
+ Chuẩn bị chứng minh nhân dân gốc và 1 photo.
+ Giấy chứng nhận độc thân hoặc kết hôn có giấy đăng ký kết hôn (giấy chứng nhận ly hôn nếu đã ly hôn) bản gốc và 1 photo.
+ Nếu tài sản bán có người đồng sở hữu thì cung cấp thông tin người đồng sở hữu đó.
- Có mặt của người đồng sở hửu.
- Các loại giấy tờ gốc của người đồng sở hữu và 1 photo.
+ Nếu tài sản có thừa kế thì bổ sung đầy đủ thông tin của người thừa kế và các loại giấy tờ liên quan (bản chính và photo).
+ Giấy chủ quyền sở hữu, bản chính và photo.
+ Lệ phí trước bạ.
+ Thuế phi nông nghiệp.
Bên mua chuẩn bị:
+ Tiền để trả đủ cho bên bán.
+ Thông tin người mua:
- Chứng minh thư nhân dân.
- Sổ hộ khẩu.
Sau khi hoàn thành thủ tục mua bán nhà đất có sổ đỏ tại văn phòng công chứng. Bên mua thanh toán toàn bộ số tiền còn lại cho bên bán.
Lúc này bên bán sẽ bàn giao toàn bộ giấy tờ pháp lý có liên quan tới nhà đất cho bên mua.
=> Lưu ý:
+ Khai báo giá trị mua bán phải phù hợp với khung thuế của Quận/Huyện đó.
- Có Quận/Huyện thì làm hồ sơ công chứng lại được.
- Có quận đăng ký chủ quyền trước, đóng thuế sau, nếu kê khai trong Hợp đồng mua bán thấp hơn khung thuế hiện hành của Quận/Huyện đó thì Quận/Huyện đó không trả sổ, xử lý rắc rối kéo dài nhiều năm.
+ Bên bán nhận tiền ngay khi công chứng mua bán xong.
+ Bên mua nhận giấy chủ quyền và các loại giấy tờ liên quan.
Bước 3: Sang tên sổ đỏ và nộp thuế theo quy định
Thủ tục công chứng hoàn tất, người mua sẽ mang hồ sơ lên phòng địa chính nơi quản lý nhà đất để nộp và làm thủ tục sang tên sổ đỏ cho người mới.
Tùy theo điều kiện được thỏa thuận từ trước mà nộp thuế do bên nào chịu hoặc thuế bên ai người nấy chịu.
+ Đối với người mua buộc đóng 0.5% thuế trước bạ.
+ Đối với người bán buộc đóng 2% thuế thu nhập cá nhân.
+ Lệ phí địa chính.
+ Lệ phí thẩm định hồ sơ.
Tùy vào từng Quận/Huyện mà thời hạng nộp hồ sơ khai thuế làm thủ tục cập nhật, đăng bộ, lệ phí khác nhau:
✔️ Trường hợp khai thuế trước, Cập nhật, Đăng bộ sau:
+ Trường hợp 1: Hợp đồng chuyển nhượng không thỏa thuận bên mua là người nộp thuế (không ủy quyền bên mua nộp thuế) thì thời hạn nộp chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày hợp đồng mua bán có hiệu lực. => Chủ nhà tự đi nộp thuế trong 10 ngày kể từ ngày ký Hợp đồng mua bán.
+ Trường hợp 2: Ghi nhận trong Hợp đồng chuyển nhượng bên mua là người nộp thuế (được ủy quyền bên mua nộp thuế thay chủ nhà) thì hạn nộp hồ sơ thuế, lệ phí chậm nhất là thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. => Bên mua đi nộp thuế phí xong, rồi làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu(cập nhật, đăng bộ).
+ Trường hợp 3: Nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ cùng thời điểm làm thủ tục đăng ký sang tên Sổ đỏ.
✔️ Trường hợp khai thuế sau khi có sổ chủ quyền sở hữu:
+ Đi làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu (cập nhật, đăng bộ) trước, rồi đi đóng thuế sau.
Bước 4: Thời gian nhận sổ chủ quyền sở hữu
– Sau khi làm thủ tục đăng ký chủ quyền, hồ sơ đầy đủ hợp pháp theo pháp luật hiện hành thì bên mua sẽ nhận sẻ nhận được sổ chủ quyền trong khoản thời gian:
– Tùy theo từng Quận/Huyện:
+ Nếu cập nhật thì khoản 21- 25 ngày nhận được sổ chủ quyền.
+ Nếu Đăng bộ làm mới thì thời gian khoản 45 – 60 ngày nhận được sổ chủ quyền.
Nếu có vướng mắc trong quá trình thực hiện, bạn đọc vui lòng liên hệ:
Website: https://timnhasg.com
Để được hỗ trợ nhanh nhất.